Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Ổn định là gì?

Ổn định là thứ mà ai cũng muốn, thế nhưng chúng ta cần phá vỡ chiếc lồng này để vươn tới những thành quả to lớn hơn.




Ảnh minh họa

Ổn định là gì? Ổn định không phải là một trạng thái cân bằng, và ổn định cũng không phải nghĩa là dài lâu, mà ổn định được khoa học định nghĩa là khả năng chống lại sự quấy nhiễu từ bên ngoài. Hay nói một cách khác, ổn định không liên quan đến trạng thái tốt hay xấu, mà ổn định chỉ liên quan đến việc luôn duy trì trạng thái ban đầu, kể cả trạng thái này không hề lý tưởng.
.

Có ba quả cầu nhỏ ở hình trên tượng trưng cho ba trạng thái cân bằng. Quả cầu phía bên trái là ổn định, bởi nếu nó bị di chuyển một khoảng cách nhất định, miễn là khoảng cách này không phải là quá xa, nó có thể khôi phục lại nguyên trạng. Quả cầu ở giữa ổn định hay không ổn định cũng không thành vấn đề, nếu nó bị di chuyển một khoảng cách nhất định, nó có thể yên vị ở một nơi mới. Quả cầu ở phía bên phải là không ổn định, thậm chí chỉ nhẹ nhàng chạm vào nó, nó sẽ rơi xuống và không bao giờ có thể quay về vị trí ban đầu.
Vậy tại sao quả cầu bên trái lại là ổn định? Bởi vì nó năng lượng thấp, và luôn ở vị trí thấp nhất trong tất cả các vị trí nên lực hấp dẫn luôn thấp nhất. Một khi nó bị tác động, nó chỉ có thể bị lăn đến một nơi có lực hấp dẫn cao hơn, bởi không có nơi nào có lực hấp dẫn thấp hơn chỗ nó đang đứng. Như vậy, chỉ cần lực tác động bên ngoài biến mất, dưới tác dụng của trọng lực, quả cầu này sẽ tự động trở về trang thái cân bằng ban đầu. Chính vì thế mà ta nói rằng nó là ổn định, nó không cần bất cứ lực tác động bên ngoài nào mà chỉ cần dựa vào trọng lực của mình đề duy trì trạng thái hiện tại.
Quả cầu phía bên phải là không ổn định, vì chỉ cần một tác động rất nhỏ nó có thể bị rơi khỏi vị trí của mình. Từ bên trái để leo được đến vị trí bên phải, nó đã phải rất nỗ lực và mất rất nhiều năng lượng để đạt được vị trí này. Và để duy trì được vị trí này, nó phải tiếp tục duy trì và thu nạp thêm nhiều năng lượng từ bên ngoài để chống lại bất kỳ sự tác động nào. Nói một cách khác, nó lúc nào cũng phải trong tình trạng sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức, bởi nếu không nó sẽ rơi khỏi vị trí này mãi mãi.
Vậy nó có liên quan gì đến việc chúng ta thích hay không thích ổn định ?
Nếu bạn cảm thấy mình ổn định, và mình không cần bất kỳ nỗ lực nào để giữ vị trí hiện tại, đó là vì bạn đang ở trạng thái năng lượng tối thiểu. Bạn không cần phải nỗ lực thì bạn cũng không bị mất chức và cũng không phải chịu bất cứ rủi ro nào. Kỳ thực, đó không phải là bạn không thể tuột mất vị trí mà là vị trí của bạn đang ở là mức rất thấp rồi, quanh bạn không còn vị trí nào có thể thấp hơn bạn được nữa.

Ổn định, giống như một chiếc lồng vô hình trói buộc bạn. Đôi khi bạn cũng muốn tự mình vươn ra ngoài nhưng lại bị trọng lực của mình níu kéo lại, tự mình lại đưa mình về vị trí bạn đầu. Ổn định, có ý nghĩa là mất đi khả năng thay đổi cho dù sự thay đổi này là tốt hay xấu. Sự ổn định cũng có ưu điểm, bởi vì nó có thể cách ly mọi khả năng biến đổi xấu; Nhưng ổn định cũng có nhược điểm, bởi vì nó cũng sẽ chặn lại mọi thay đổi tốt hơn. Là tốt nhiều hơn hại, hay hại nhiều hơn tốt, cái này đòi hỏi bạn phải tự mình cân nhắc.
Con đường cuộc sống luôn rộng mở và điều gì cũng đều có thể xảy ra, bạn cố ý hoặc vô ý giới hạn mình trong lưu vực của sự ổn định, không ít thì nhiều bạn sẽ bị giới hạn về tầm nhìn của mình, nó giống như bạn ngồi đáy giếng mà quan sát bầu trời vậy. Hãy đi nhiều, xem nhiều, hãy giương cánh buồm ra biển lớn dù có phải trả giá bao nhiêu sức lực, dù có gặp phải giông bão, nhưng cũng còn hơn là thoải mái nằm trong mái che của sự ổn định.


Cuộc sống luôn đòi hỏi bạn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, và bạn sẽ thấy rằng đỉnh của ngọn núi này chỉ bằng chân của ngọn núi khác, con đường phía trước của bạn còn rất rất dài. Cuộc sống thực sự là như thế, chìm chìm nổi nổi, gập gập ghềnh ghềnh. Thế nhưng biết thực tế cuộc sống là vậy nhưng bạn vẫn sẵn sàng bước ra khỏi ốc đảo của sự ổn định, đặt chân lên con đường đẹp như tranh vẽ mà lại đầy chông gai, bạn mới thực sự là người dũng cảm và lạc quan.

Theo Tri Thức Trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment khi thấy bài viết có ích! Chúc bạn vui vẻ!(*_*)

Tìm kiếm Blog này