- Michael McDonough, một giảng viên kiến trúc, một nhà báo đã từng làm ngạc nhiên các sinh viên của mình bằng bài viết “10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế”. Nhưng đặc biệt là nó có ý nghĩa sâu sắc với hầu như tất cả các lĩnh vực khác.
Khi bạn đến trường, có nghĩa là bạn đang vận động trong quá trình thu nạp kiến thức (input), nhưng sau đó là tiếp tục vận hành cho quá trình sản sinh kết quả dùng cho việc nghiên cứu, đi làm… (out put). Nhiều lúc bạn sẽ tự hỏi đây có phải là tất cả những gì chúng ta cần, chúng ta được học? Có thể câu trả lời sẽ không hoàn toàn đúng cho bất kỳ ai, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có người biết nhiều, biết ít chứ không ai biết đủ.
- Michael McDonough, một giảng viên kiến trúc, một nhà báo đã từng làm ngạc nhiên các sinh viên của mình bằng bài viết “10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế”. Nhưng đặc biệt là nó có ý nghĩa sâu sắc với hầu như tất cả các lĩnh vực khác.
Khi bạn đến trường, có nghĩa là bạn đang vận động trong quá trình thu nạp kiến thức (input), nhưng sau đó là tiếp tục vận hành cho quá trình sản sinh kết quả dùng cho việc nghiên cứu, đi làm… (out put). Nhiều lúc bạn sẽ tự hỏi đây có phải là tất cả những gì chúng ta cần, chúng ta được học? Có thể câu trả lời sẽ không hoàn toàn đúng cho bất kỳ ai, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có người biết nhiều, biết ít chứ không ai biết đủ.
1. Tài năng chỉ mang đến 1/3 thành công
Ở bất cứ một lĩnh vực nào, thì nhân tài luôn được trọng dụng nhưng yếu tố này không hề đảm bảo 100% sự thành công. Những giá trị ngang bằng còn đến từ sự chăm chỉ, nỗ lực và may mắn. Làm việc chăm chỉ là khi bạn giữ vững kỷ luật bản thân, đôi lúc cũng phải biết hy sinh mình. Những cơ hội dẫn tới quyền lực, tiền bạc, các mối quan hệ xã hội thiên về sự may mắn. Nên nếu bạn không có tài, bạn vẫn có thể thành công nếu bạn biết xem trọng hai yếu tố trên. Bạn có nghĩ tôi nhầm? Hãy thử nhìn xung quanh mình xem.
2. 95% công việc là “cực hình”
Thường chỉ có 5% công việc ít ỏi thực sự mang đến cho bạn niềm phấn khích. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hay tập trung và theo đuổi những công việc thú vị. Còn khi bước chân vào thực tế, hầu hết thời gian bạn phải đối mặt với những thứ tẻ nhạt như sổ sách, kiểm tra thông tin, phác thảo vài thứ linh tinh, thương lượng, bán hàng, thu tiền, đóng thuế… Nếu không học được “yêu”, làm “thân” với những thứ gây bực bội để giải quyết chúng một cách “xuôi chèo mát mái” thì bạn sẽ chẳng bao giờ thành công.
3. Nếu mọi thứ đều quan trọng như nhau - Điều đó có nghĩa là chẳng có gì quan trọng cả!
Có thể bạn từng nghe rất nhiều thứ về chi tiết như "God is in the details" hay " Don't sweat the details". (Đừng quá bận lòng với những tiểu tiết). Điều này không sai nhưng cần kèm theo một sự giải thích quan trọng: Luôn cần một thứ tự sắp xếp. Bạn cần chọn ta đâu là việc quan trọng nhất và ưu tiên giải quyết. Tôi đồng ý rằng mọi thứ đều quan trọng nhưng không có nghĩa là mức độ của chúng như nhau.
4. Đừng suy nghĩ quá mức cho một vấn đề
Khi tôi còn là sinh viên, trong khi làm thêm, có một người tôi gọi là “sư phụ” - đó là Steven Izenour. Ông nói rằng tôi đã giải quyết được một đồ án mười tuần chỉ trong vòng một tuần, bây giờ chỉ lo biến nó thành hiện thực nữa thôi. Tất cả những lý luận phê bình mà tôi từng áp dụng trước đó chỉ làm kéo dài và phức tạp thêm vấn đề, trong khi thực chất nó đã được giải quyết. Các designer hay thường bị ám ảnh bởi chính mình, nhưng thỉnh thoảng lại tìm ra một giải pháp thật bất ngờ. .
5. Bắt đầu bằng những thứ bạn biết, rồi giải quyết cái không biết sau
Trong thiết kế, hiểu đơn giản là vẽ ra những gì bạn biết truớc, bạn đã hình dung bắt đầu bằng tất cả những gì bạn hiểu và nắm rõ.
Ví dụ: Thiết kế một chiếc ghế, bạn cần phải biết chiều cao dự tính của người ngồi nó. Những thứ như độ dài, góc nghiêng để tựa, những thứ yêu cầu kèm theo đều có thể ước lượng ra sau. Vậy là đã có thể bắt tay vào thiết kế.
Hầu hết các sinh viên cảm thấy hoảng loạn khi đối mặt với những thứ mình không rõ và không thể kiểm soát. Cách tốt nhất là quên nó đi. Bắt đầu mọi thứ từ cái mình biết, mình hiểu rồi giải quyết lần lượt từng thứ không biết. Đây chính là quy luật quan trọng nhất trong thiết kế. Bạn hãy thử xem, sẽ thấy hiệu quả đấy.
6. Đừng quên mục đích của mình
Hầu hết các bạn sinh viên và nhất là các designer trẻ thường tiếp cận vấn đề bằng sự thấu hiểu và sáng suốt, sau đó lại để tuột nó trong sự bối rối, lo lắng và những cố gắng thừa thãi. Họ quên mất mục đích của mình, rồi lại cố tạo các mục đích mới. Các ý tưởng ban đầu gần như một quà tặng “từ trên trời rơi xuống”. Đừng lãng phí nó chỉ bằng cách ghi lại trên những tờ giấy vụn.
7. Khi bạn quăng mình đi cũng là lúc bạn sẽ mất cân bằng
Quá tự tin cũng tệ như là kém tự tin vậy. Hãy học cách khiêm tốn khi tiếp cận một vấn đề. Hãy nhận biết và chấp nhận những thứ bạn không biết và làm việc thật cần cù để bù lấp. Người ta chẳng hay nói “luôn cần học hỏi” đấy sao, tức là “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Thứ quyền lực tạo ra sự vật và áp đặt nó vào thế giới là một đặc ân. Vì vậy đừng quá lạm dụng, đừng đánh giá thấp những khó khăn, nó vừa làm bạn yếu đi nhưng cũng làm bạn mạnh hơn.
8. Không có hành động tốt nào mà không trả giá
Thế giới đã không còn được chuẩn bị để nâng niu những thứ tuyệt vời nhất hay chống chọi với những thứ tệ hại. Không thể dựa dẫm vào các sáng tạo hay sự xuất sắc vì nếu làm vậy hệ thống xã hội sẽ trở nên khó đoán và bấp bênh hơn. Điều cần thiết lại là sự cân bằng và dễ tiên liệu.
Những ý tưởng sáng tạo chắc chắn phải chịu nhiều thử thách và cần cố gắng lớn mới có thể đi đến thành công. Hầu hết các bạn sẽ nếm trải đủ mọi mùi vị, cung bậc của sự thất bại thế nên cứ làm thật nhiệt huyết đi, làm để thất bại, để bị đẩy lùi và để thành công. Đừng bao giờ đánh giá thấp đối thủ vì nếu bạn tin vào sự tuyệt hảo, thì có lẽ đối thủ của bạn sẽ là chính điều đó.
9. Tất cả đều phải “sản xuất”
Không cần biết máy tính của bạn chạy tốt như thế nào, bài luận của bạn hay như thế nào, hay điểm của bạn xuất sắc như thế nào nhưng nếu bạn không thể sản xuất, không thể phân phối, và làm cho sản phẩm được biết đến thì cơ bản bạn vẫn “vô hình”. Hãy đặt chính mình vào sản phẩm đó, lên kế hoạch và cho tất cả mọi người thèm khát nó đi!
10. Cả thế giới còn lại đều liên quan
Nhiều khi bạn muốn hoàn thành một điều gì, bạn chắc chắn phải cần đến những bạn học mà bạn từng ghét thời trung học. Tôi đã từng tham gia vào một trường thiết kế mà ở đó, họ cho rằng: "Một khi bạn học ở đây, bạn là quan trọng nhất, thế giới còn lại đều không đáng bận tâm". Không một người nào từ ngôi trường đó mà tôi biết thành công khi tốt nghiệp và bước vào cuộc sống. Thật ra kết quả này bắt nguồn từ tu duy quản lý khiến người ta coi thường kẻ khác.
Bất kể mẫu thiết kế của bạn xuất sắc đến mức nào, phải xem có ai đó muốn sản xuất nó, ai đó thèm mua nó, ai đó thích dùng nó... Hãy tôn trọng tất cả mọi người, dù cho đó là những người bạn ghét nhất vì đơn giản, bạn vẫn luôn cần họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment khi thấy bài viết có ích! Chúc bạn vui vẻ!(*_*)